NAV Là Gì? Cách Tính Chỉ Số NAV Đơn Giản Nhất
NAV là gì? Đây chính là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thực chất, NAV chính là chỉ số được những nhà đầu tư dùng để xác định giá trị tài sản ròng của cổ phiếu, trái phiếu.
Điều này giúp họ có sự lựa chọn góp nguồn vốn một cách thông minh, theo đúng điều lệ của nhà nước. Vậy, NAV là gì? Nó có vai trò gì trên thị trường chứng khoán? Và đâu là công thức tính NAV? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết ở số hôm nay của HDBank, bạn theo dõi nhé!
Mục Lục
NAV là gì trong chứng khoán?
NAV là gì? Thực ra, NAV trong tiếng Anh là Net Asset Value, có nghĩa là giá trị tài sản thuần. Chỉ số này được sử dụng nhằm đánh giá giá trị tài sản của công ty có cân xứng hay là chưa. Nó đại diện cho giá trị thị trường của từng cổ phần của doanh nghiệp.
NAV gồm có 3 thành phần như sau:
- Vốn điều lệ
- Vốn phát hành cổ phiếu
- Vốn từ lợi nhuận của công ty
Do đó, nếu như công ty có vốn điều lệ thấp, song tài sản thể hiện ra bên ngoài cao thì có thể là, đó là nhờ vào vốn vay. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào NAV để đánh giá giá trị tài sản ròng thực của doanh nghiệp rồi cân nhắc trong việc có nên đầu tư tại đó hay là không.
>>>Xem thêm: Mô Hình ABCD
Cách tính chỉ số NAV nhanh chóng
Làm thế nào để tính chỉ số NAV một cách nhanh chóng? Câu trả lời chính là:
Bạn có thể sử dụng công thức dưới đây để tính được NAV nhé! Cụ thể là:
- NAV = (Tổng giá trị tài sản – Tổng số nợ cần phải chi trả) / Tổng số cổ phiếu được lưu hành hiện tại.
NAV trong chứng khoán có ý nghĩa gì?
Có thể nói, NAV thực sự rất quan trọng và cần thiết đối với những khách hàng tham gia chơi chứng khoán. Nó được dùng để đánh giá hiệu quả trong quá trình đầu tư của quỹ có tăng trường hay chưa.
Và sau đây là những ý nghĩa của chỉ số NAV, bạn tham khảo nhé!
- Nếu mệnh giá của cổ phiếu doanh nghiệp phát hành < NAV: điều này cho thấy doanh nghiệp đã có vốn tích lũy phục vụ cho các hoạt động SXKD. Chủ yếu là, loại vốn đó được lấy từ nguồn lợi nhuận của DN. Do đó, các nhà đầu tư hãy yên tâm khi mua cổ phiếu tại công ty ấy nhé!
- Trường hợp NAV không đổi nhưng công ty tạo ra lợi nhuận cao: Các nhà đầu tư hãy yên tâm “rót tiền” để mua cổ phiếu vào DN. Bởi vì, điều đó sẽ mang đến cho bạn mức lợi nhuận cao chỉ trong vòng một thời gian ngắn.
- Khi NAV vẫn giữ nguyên và công ty làm ăn thua lỗ: Khi đó, chỉ số NAV sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền vay nợ thì nhà đầu tư hãy xem xét lại về việc có nên lựa chọn đó làm nơi để đầu tư hay không. Lý do là vì, nếu đầu tư vào DN ấy thì tỷ lệ gặp phải rủi ro của bạn sẽ rất cao.
Các đối tượng liên quan tới NAV
Sau đây là những đối tượng liên quan đến giá trị NAV, bạn đừng bỏ qua vội nhé!
Tài sản thuần của doanh nghiệp
Giá trị ròng ở trong hoạt động sản xuất KD còn có tên gọi khác là vốn chủ sở hữu. Loại vốn này dựa vào giá trị của toàn bộ những tài sản và nợ phải trả theo giá trị mang theo chính là giá trị được biểu hiện ở báo cáo tài chính.
Theo phạm vi những mục ở bảng cân đối không biểu hiện giá trị thực của nó thì giá trị ròng dĩ nhiên là cũng không đúng. Khi đọc bảng cân đối kế toán, nếu khoản lỗ lũy kế > VCSH của cổ đông thì giá trị ròng sẽ âm.
Tài sản thuần NAV cá nhân
Trường hợp cá nhân thì NAV sẽ biểu hiện tình hình kinh tế của cá nhân đó. Giá trị tài sản của cá nhân đó (không tính những khoản nợ) là tài sản mà 1 người tính vào giá trị thuần của người đó. Gồm: nhà, xe, tiền lương hưu,…
Nợ phải trả sẽ gồm: Nợ có đảm bảo và nợ không có đảm bảo. Những TSVH sẽ không được tính vào giá trị thuần. Nếu cá nhân đã mất thì giá trị thuần sẽ được dùng cho giá trị tài sản của người đó theo di chúc.
>>>Xem thêm: Lot Là Gì?
Tài sản thuần của nhà nước
Bảng cân đối sẽ gồm toàn bộ những tài sản và nợ có thể xây dựng cho chính phủ. NAV của chính phủ là thước đo thay thế cho sức mạnh tài chính của nước đó.
Giá trị thuần của nhà nước được tính như sau:
- Giá trị thuần của nhà nước = Giá trị ròng của những công ty và cá nhân cư trú tại nước này + Giá trị ròng của chính phủ.
Điểm khác nhau giữa chỉ số Net Asset value và giá cổ phiếu
Chỉ số Net Asset Value và giá cổ phiếu cũng có một số điểm tương đồng. Song, trên căn bản thì 2 giá trị này là khác nhau. Chúng khác nhau ở như thế nào? Câu trả lời chính là:
Chỉ số NAV | Giá cổ phiếu |
– Đây là giá trị tài sản ròng của công ty.- Được chốt theo ngày.- Phụ thuộc 100% vào tài sản ròng trong thời điểm hiện tại của công ty. | – Đây là chi phí mà NĐT sẵn sàng chi vốn ra để thực hiện giao dịch.- Có thể bị thao túng từ thị trường.- Có thể thay đổi tăng hoặc giảm bởi người bán và người mua tùy vào cung – cầu và xu hướng trên thị trường.- Có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với NAV.- Biến động theo mỗi thời điểm khác nhau, còn tùy thuộc vào người mua hay bán quyết định. |
Cách để tăng chỉ số giá trị tài sản ròng (NAV) là gì?
Tăng chỉ số giá trị tài sản ròng sẽ nhằm mục đích thúc đẩy quá trình mua vào cổ phiếu có lợi nhuận cao. Điều đó bao hàm cho hoạt động công ty ấy có đang ổn hay là không. Và dưới đây là các cách để làm tăng NAV, bạn hãy tham khảo nhé! Bao gồm:
- Mua lại các chứng chỉ quỹ ở trên thị trường, giống những doanh nghiệp đã niêm yết mua cổ phiếu.
- Quỹ đầu tư chứng khoán VN VF1 trả giá trị cổ tức cao trên 22%.
- Hoán đổi tất cả hoặc chỉ 1 phần nhằm mở quỹ khi 2 đầu cách không thể thực hiện.
NAV chứng khoán có ảnh hưởng gì tới sự lựa chọn quỹ đầu tư?
Đối với việc lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp thì NAV thực sự rất cần thiết. Điều đó sẽ làm giảm các rủi ro và lợi nhuận được tăng lên.
Sau đây là những tác động của chỉ số giá trị tài sản ròng đối với sự lựa chọn quỹ của NĐT. Bạn đừng bỏ lỡ nhé! Bao gồm:
- Giá chứng chỉ của các quỹ lúc đầu tại các quỹ hầu như được định giá ngang bằng nhau, cụ thể là 10,000 VND/ chứng chỉ quỹ. Song, sau một thời gian thì từng quỹ sẽ có những biến động giá NAV/CCQ khác nhau.
- NAV/CCQ thấp thì định giá cũng không thể cao. Nhờ đó, NĐT sẽ được không ít chứng chỉ quỹ. Nó cho thấy quỹ hoạt động chưa được lâu trên thị trường, hiệu suất thấp, lợi nhuận còn rất ít hoặc chưa có.
- NAV/CCQ cao: NĐT sẽ mua được không nhiều chứng chỉ quỹ. Song, điều đó cho thấy quỹ đang hoạt động đã thu được mức cao về lợi nhuận, có sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng. NĐT hãy xem xét để đầu tư trong thời gian dài nhé!
>>>Xem thêm: Spread Là Gì?
Những quy định chung về xác định NAV
Sau đây là một số quy định chung về xác định NAV, quý người đọc hãy theo dõi nhé!
- Doanh nghiệp quản lý quỹ có trách nhiệm xác định NAV của quỹ đó và NAV trên 1 quỹ dựa vào cơ sở giá trị trường của những tài sản trong danh mục đầu tư.
- Danh sách của thấp nhất là 3 tổ chức cung cấp báo giá, chẳng phải là người có liên quan tới doanh nghiệp quản lý quỹ và ngân hàng giám sát mà cần phải được ban đại diện xét duyệt.
- Doanh nghiệp quản lý quỹ cần phải xây dựng sổ tay định giá theo quy định cụ thể.
- Nguyên tắc, quy trình thực hiện những hình thức định giá cần rõ ràng, khoa học và hợp lý.
- NAV của quỹ đó và NAV trên 1 quỹ cần phải được ngân hàng giám sát thông qua.
- NAV của quỹ và đơn vị quỹ phải được công bố trên những trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ, đại lý,… trong thời gian cao nhất là 3 ngày.
- Công ty quản lý quỹ được ủy cho những tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan tới xác định NAV của quỹ, 1 đơn vị quỹ,…
Một số câu hỏi thắc mắc về NAV
Bên dưới là danh sách các câu hỏi thắc mắc về chỉ số giá trị ròng NAV, quý khách hàng hãy tham khảo nhé!
Chỉ số NAV/CCQ là gì?
Chỉ số NAV/CCQ (hoặc giá trị tài sản thuần/ chứng chỉ quỹ) là giá của chứng chỉ quỹ. Đây là 1 chỉ số có vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị thực tế của 1 chứng chỉ quỹ tương hỗ. Nhờ đó, bạn sẽ nhận ra cơ hội đầu tư để tiến hành giao dịch và sinh lợi nhuận.
Ngày chốt NAV là gì?
Các QĐT sẽ có ngày chốt NAV vào hàng quý, hàng năm trên danh mục mà những người đó đang nắm giữ. Chính vì thế, nhằm thu hút các NĐT vào quỹ thì quý sẽ biểu hiện 1 danh mục có giá trị tài sản tuần tốt.
CCQ là gì?
CCQ chính là chứng chỉ quỹ, nó là 1 dạng chứng khoán được phát hành từ các doanh nghiệp quản lý quỹ. Chứng chỉ này sẽ thể hiện quyền sở hữu 1 phần vốn góp ở QĐT.
CCQ có giá trị thấp nhất là 10 nghìn đồng và được bán trực tiếp ở các sàn chứng khoán/ đại lý trên thị trường.
>>>Xem thêm: Bid Ask Là Gì?
Như vậy, bài viết này của HDBank đã cung cấp tới người đọc những thông tin để trả lời cho câu hỏi “NAV là gì?” cùng với nhiều nội dung liên quan khác. Bạn hãy tham khảo để rồi biết cách sinh lợi nhuận cho bản thân một cách có hiệu quả nhé!